Dự báo nhu cầu phụ tải
Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/ năm trong giai đoạn 2021-2030, khoảng 6,5 – 7,5% trong giai đoạn 2031 – 2050, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm trung bình cho giai đoạn 2021 - 2025 là 9,3%/năm, giai đoạn 2026 - 2030 là 8,6%/năm và giai đoạn 2031 - 2050 khoảng 4,7%/năm. Kết quả dự báo phụ tải theo QHĐ VII được trình bày tại hình 1.
Hình 1: Dự báo nhu cầu phụ tải theo QHĐ VIII
- Ý kiến nhận định của TV2 về Dự báo nhu cầu phụ tải:
Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm có xu hướng giảm dần qua các giai đoạn quy hoạch, điều này cho thấy QHĐ VIII đã tính toán, phân tích đánh giá đến các yếu tố như: sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, tác động của các chương trình quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải v.v.
Phát triển nguồn điện
Đến năm 2030, tổng công suất nguồn điện là 150.489 MW (không bao gồm xuất khẩu, NLTT để sản xuất năng lượng mới). Định hướng đến năm 2050, con số này là khoảng 490.529 - 573.129 MW. Tổng hợp cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 và 2050 được trình bày tương ứng tại các hình 2 và 3.
Hình 2: Cơ cấu nguồn điện năm 2030 theo QHĐ VIII (Đơn vị: GW; %)
Hình 3: Cơ cấu nguồn điện năm 2050 theo QHĐ VIII (Đơn vị: GW; %)
Theo định hướng phát triển cơ cấu nguồn điện, đến năm 2050 nguồn điện than sẽ được chuyển đổi nhiên liệu sang sinh khối và amoniac với các nhà máy đã vận hành được 20 năm và dừng hoạt động các nhà máy trên 40 năm nếu không thể chuyển đổi nhiên liệu.
Đối với nhiệt điện khí sẽ ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước cho phát điện và phát triển các nguồn điện sử dụng LNG với quy mô phù hợp.
Theo QHĐ VIII, các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, điện sinh khối và nguồn điện mặt trời) được ưu tiên phát triển, với tỷ trọng năng lượng tái tạo vào khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030 và đến năm 2050 đạt 67,5 - 71,5%. Ngoài ra, nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu còn được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất.
Về xuất nhập khẩu điện, QHĐ VIII đề ra nhiệm vụ thực hiện kết nối, trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong khu vực, QHĐ VIII đề xuất đẩy mạnh nhập khẩu điện từ các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) có tiềm năng về thủy điện, với mục tiêu năm 2030, công suất nhập khẩu từ Lào khoảng 5.000 MW, theo Hiệp định giữa hai Chính phủ, có thể tăng lên đến 8.000 MW.
Thêm vào đó, QHĐ VIII còn ưu tiên phát triển không giới hạn công suất các nguồn điện từ NLTT phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh,…) trên cơ sở bảo đảm an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000 - 10.000 MW.
Nhằm đáp ứng lộ trình cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đối với ngành điện QHĐ VIII đề ra mục tiêu kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện khoảng 204 - 254 triệu tấn (phấn đấu đạt mức 170 triệu tấn với sự hỗ trợ quốc tế) vào năm 2030 và còn khoảng 27 - 31 triệu tấn vào năm 2050. Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030.
- Ý kiến nhận định của TV2 về phát triển nguồn điện:
Với việc nguồn NLTT xâm nhập với tỷ trọng cao như trên thì bài toán vận hành ổn định, an toàn hệ thống điện cần được xem xét kỹ lưỡng. Để giải quyết vấn đề này, QHĐ VIII đã tích hợp phát triển các nguồn điện linh hoạt (ICE, SCGT,…), nguồn thủy điện nhỏ, nguồn điện lưu trữ (TĐTN, pin tích trữ,…).
QHĐ VIII có đề ra định hướng mục tiêu phát triển công suất các nguồn điện nhưng chưa đưa ra danh mục các công trình nguồn điện theo các loại hình điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời mái nhà, điện sinh khối, pin lưu trữ, nguồn điện linh hoạt, nguồn điện xuất nhập khẩu. Ngoài ra, QHĐ VIII chưa nêu rõ tiến độ cụ thể (năm cụ thể vận hành thay vì đưa ra giai đoạn 10 năm) cho các nguồn điện trong danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2030. Điều này sẽ dẫn đến nhiều thách thức đối với việc lập kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các dự án nguồn điện này, cũng như đối với công tác lập quy hoạch, thỏa thuận đấu nối, thu xếp tài chính và đàm phán các hợp đồng mua bán điện v.v.
Đối với giai đoạn 2031 – 2050, QHĐ VIII chưa đưa ra danh mục các công trình nguồn điện cần phát triển. Trong khi đó, các công trình nguồn điện, đặc biệt là các công trình nguồn có quy mô công suất lớn, cần giai đoạn chuẩn bị đầu tư (khảo sát, lựa chọn địa điểm, lập quy hoạch, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và các thủ tục phê duyệt dự án) từ 5 đến 10 năm. Vì vậy, nếu chưa đề ra danh mục dự án trong giai đoạn này, có thể dẫn đến rủi ro thiếu hụt nguồn sau năm 2030.
Một số dự án nhiệt điện LNG đầu tiên đang được triển khai xây dựng tại Việt Nam và đang gặp các thách thức về tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng cho xây dựng và vận hành kho cảng xuất, nhập LNG; và về các vướng mắc kỹ thuật – thương mại trong đàm phán hợp đồng mua bán điện do đây là loại hình nguồn điện mới. Để tạo điều kiện thuận lợi phát triển nguồn nhiệt điện LNG này, cần sớm xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế, xây dựng, vận chuyển và vận hành, bảo trì kho cảng nhập khẩu LNG nhằm bảo đảm an toàn vận hành chuỗi cung ứng LNG; đồng thời, cần ban hành các cơ chế chính sách liên quan, đặc biệt là ban hành khung giá phát điện cho loại hình nguồn nhiệt điện LNG.
Phát triển lưới điện
Khối lượng xây dựng lưới truyền tải theo QHĐ VIII được tổng hợp tại hình 4.
Hình 4: Khối lượng lưới điện truyền tải xây mới và cải tạo theo QHĐ VIII (Đơn vị: TBA: MVA, ĐZ:km)
Đối với phát triển lưới điện truyền tải 500 kV và 220 kV, QHĐ VIII đề ra mục tiêu bảo đảm khả năng giải tỏa công suất các nhà máy điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Phát triển lưới điện có dự phòng lâu dài, tăng cường sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung để giảm diện tích chiếm đất. Lưới điện truyền tải 500 kV giữ vai trò xương sống trong liên kết các hệ thống điện vùng miền và trao đổi điện năng với các nước trong khu vực.
QHĐ VIII đặt ra mục tiêu phát triển lưới điện thông minh để tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo ở quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định và kinh tế.
Bên cạnh đó, QHĐ VIII đề ra nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng hệ thống Back-to-Back, thiết bị truyền tải điện linh hoạt để nâng cao khả năng truyền tải, giảm thiểu diện tích chiếm đất. Tổ chức nghiên cứu công nghệ truyền tải điện xoay chiều và một chiều điện áp trên 500 kV. Đẩy mạnh xây dựng các trạm biến áp GIS, trạm biến áp 220/22 kV, trạm ngầm tại các trung tâm phụ tải. Định hướng sau 2030 sẽ phát triển các đường dây truyền tải siêu cao áp một chiều kết nối khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Bắc Bộ để khai thác mạnh tiềm năng điện gió ngoài khơi. Nghiên cứu các kết nối xuyên châu Á - Thái Bình Dương.
- Ý kiến nhận định của TV2 về phát triển lưới điện:
QHĐ VIII chưa nêu rõ tiến độ cụ thể cho các dự án lưới điện trong danh mục các trạm biến áp và đường dây trong giai đoạn 2021 – 2030. Điều này sẽ dẫn đến nhiều thách thức đối với việc lập kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các dự án này.
Đối với giai đoạn 2031 – 2050, QHĐ VIII cũng chưa đưa ra danh mục các công trình lưới điện cần phát triển.
Liên kết lưới điện với các nước trong khu vực
QHĐ VIII đề ra định hướng nghiên cứu hợp tác, liên kết lưới điện với các nước tiểu vùng sông Mê Kông và các nước ASEAN ở các cấp điện áp 500 kV và 220 kV để tăng cường khả năng liên kết hệ thống, trao đổi điện năng, tận dụng thế mạnh tài nguyên của các quốc gia, cụ thể:
- Ý kiến nhận định của TV2 về liên kết lưới điện khu vực:
QHĐ VIII chưa đề cập công trình đấu nối các dự án xuất khẩu điện, do đó để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh quốc phòng, cần có báo cáo nghiên cứu và đánh giá nhu cầu nhập khẩu điện của các quốc gia trong khu vực cũng như tiềm năng xuất khẩu điện của Việt Nam.
Cần thiết phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN thường xuyên đánh giá, dự báo nhu cầu và cơ hội phát triển, mở rộng liên kết lưới điện khu vực, cập nhật Báo cáo triển vọng phát triển năng lượng ASEAN (ASEAN Energy Outlook).
Hình 5: Các dự án liên kết lưới điện ASEAN (Nguồn: The 7th ASEAN Energy Outlook)
Về giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
Quy hoạch điện VIII đề ra 11 nhóm giải pháp thực hiện như trình bày ở hình 6.
Hình 6: Giải pháp và nguồn lực thực hiện QHĐ VIII
Các ý kiến nhận định chung dưới góc nhìn tư vấn:
Quy hoạch điện VIII được phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển các dự án nguồn điện và lưới điện trong giai đoạn tới, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và hướng tới mục tiêu cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Nhằm đáp ứng các mục tiêu và phương án phát triển điện lực quốc gia đề ra trong Quy hoạch điện VIII, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương xây dựng và hoàn thành Kế hoạch thực hiện quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2023.
Dưới góc nhìn của đơn vị tư vấn, một số nhận định và lưu ý được đưa ra như sau:
Thực hiện: Phòng Nghiên cứu HTĐ, TR&D
Tham khảo:
[1] Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/05/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
[2] Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Việt Năng lượng lập, tháng 5/2023