Đầu tiên, các bạn phải biết rằng, nhà nước Việt Nam hay nhiều nhà nước khác đều đánh thuế của người có thu nhập cao nhiều hơn là người có thu nhập thấp, bằng chứng là: nếu thu nhập cao, bạn sẽ phải nộp thuế với tỉ lệ cao hơn và ngược lại. Ví dụ như ở Việt Nam, thu nhập trên 100 triệu phải nộp thuế lên đến 35% nhưng nếu thu nhập 10 triệu thì chỉ nộp 5%. Theo cách tính này thì sẽ tạo ra sự công bằng cho xã hội.
Bên cạnh đó, một điều thể hiện tính nhân văn của nhà nước chính là các khoản miễn thuế. Tức là số tiền được tính thuế sẽ không bao gồm các khoản tiền này:
- Nếu lương của bạn dưới 9 triệu thì bạn sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân; còn nếu lương của bạn 15 triệu thì bạn chỉ đóng thuế với phần còn lại, cụ thể ở đây là 15-9=6 triệu, nhà nước chỉ thu thuế từ 6 triệu này thôi.
- Thứ hai là miễn một phần thuế cho người phụ thuộc vào thu nhập của bạn. Ví dụ như bạn nuôi con nhỏ, nuôi mẹ già hoặc nuôi người nào đó bị khuyết tật hoặc mất khả năng lao động được, thì bạn sẽ được miễn thuế với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng. Ví dụ lương của bạn là 15 triệu, bạn nuôi 1 con nhỏ, vậy là bạn có 9 triệu tự nuôi bản thân không phải đóng thuế, thêm 3,6 triệu nuôi con nhỏ cũng không phải đóng thuế, vậy bạn chỉ còn (15-9-3,6) 2,4 triệu. Bạn chỉ phải nộp thuế trên số tiền 2,4 triệu đồng này.
Rõ ràng đây là cách tính rất nhân văn. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách tính. Trước hết, các bạn hãy xem tỉ lệ áp dụng theo mức thu nhập:
Bậc | Thu nhập tính thuế | Thuế xuất |
7 | > 80 triệu | 35% |
6 | > 52 - 80 triệu | 30% |
5 | > 32 - 52 triệu | 25% |
4 | > 18-32 triệu | 20% |
3 | > 10 - 18 triệu | 15% |
2 | > 5 - 10 triệu | 10% |
1 | > 0 - 5 triệu | 5% |
Nhưng cách tính này là theo bậc thang, nghĩa là nếu lương của bạn 15 triệu và bạn nuôi 1 con nhỏ thì bạn chỉ bị tính thuế với 2,4 triệu còn lại, 2,4 triệu thì ứng với 5%, tính ra tiền thuế của bạn là 120 nghìn. Ví dụ khác, lương của bạn là 100 triệu, bạn có 1 mẹ già và 1 con nhỏ, vậy số tiền bạn đóng thuế chỉ còn (100-9-3,3*2) 83,3 triệu, vậy là trên 80 triệu rồi nhưng có phải đóng thuế 35% không thì chúng ta hãy tìm hiểu nhé! Do cách tính theo bậc thang nên cách tính sẽ như thế này: 5 triệu đầu tiên đóng thuế 5% là 250 nghìn; khoảng từ 5-10 triệu tính thuế 10% vậy số tiền trong khoảng này là 10 triệu – 5 triệu = 5 triệu, 5 triệu * 10% = 500k; khoảng từ 10-18 triệu tính thuế 15%, tương tự như trên số tiền trong khoảng này là 18 – 10 = 8 triệu, số tiền thuế 8 triệu * 15% = 1,2 triệu; tương tự khoảng từ 18 – 32 triệu tính thuế 20%, số tiền thuế sẽ là (32 – 18) * 20% = 2,8 triệu; khoảng từ 32 - 52 triệu thuế 25%, số tiền thuế sẽ là 20 triệu * 25% = 5 triệu; khoảng từ 52 – 80 triệu tính thuế 30%, số tiền thuế sẽ là 28 triệu * 30% = 8,4 triệu; cuối cùng, trên 80 triệu thì thuế 35% nhưng chúng ta chỉ còn 3,8 triệu trong khung này vậy số tiền thuế sẽ là 3,8 triệu * 35% = 1,33 triệu. Vậy tổng cộng số tiền thuế mà 1 người có thu nhập 100 triệu, nuôi 1 con nhỏ và 1 mẹ già sẽ đóng là 19,48 triệu đồng, trung bình khoảng 25% so với so tiền phải nộp thuế.
Vậy tóm tắt lại một chút, thuế TNCN là thuế đánh vào thu nhập, lương ai càng cao thì càng bị đánh nhiều thuế và người nào càng phải gánh vác gia đình thì càng được miễn nhiều thuế. Đây là điểm rất nhân văn và công bằng trong cách tính thuế. Sắp tới sẽ có thay đổi về mức thuế TNCN nhưng hiện tại thì thông tin mình chia sẻ vẫn đang được áp dụng. Ngoài ra, thuế TNCN từ tiền trúng xổ số thì không tính theo công thức này mà mặc định là 10%.
Mức giảm trừ gia cảnh cập nhật đến kỳ quyết toán thuế TNCN 2022: 11 triệu (mức cũ 9 triệu) và 4,4 triệu (mức cũ 3,6 triệu), chi tiết như sau:
TT | Số người phụ thuộc | Thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/tháng | Tổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/năm |
1 | Không có người phụ thuộc | > 11 triệu đồng | > 132 triệu đồng |
2 | Có 01 người phụ thuộc | > 15,4 triệu đồng | > 184,8 triệu đồng |
3 | Có 02 người phụ thuộc | > 19,8 triệu đồng | > 237,6 triệu đồng |
4 | Có 03 người phụ thuộc | > 24,2 triệu đồng | > 290,4 triệu đồng |
5 | Có 04 người phụ thuộc | > 28,6 triệu đồng | > 343,2 triệu đồng |
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thuế TNCN để chuẩn bị cho mùa quyết toán thuế TNCN năm 2022!