Đạt Top 4 ASEAN sớm 2 năm
Báo cáo cho thấy, chỉ số tiếp cận điện năng năm 2018 của Việt Nam đạt được mức xếp hạng cao nhất từ trước đến nay, với 87,94/100 điểm. Kết quả này đưa Việt Nam chính thức lọt Top 4 ASEAN sớm 2 năm so với mục tiêu Chính phủ đặt ra (năm 2020).
DB 2019 ghi nhận, xét riêng về số thủ tục và thời gian thực hiện của ngành Điện thì Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN. Trong đó, thời gian tiếp cận điện năng chỉ còn 31 ngày, giảm tới 15 ngày so với năm 2017 (46 ngày).
Như vậy, thời gian để doanh nghiệp tiếp cận điện năng tại Việt Nam chỉ bằng ½ thời gian so với mức bình quân các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương (65 ngày), hay nhóm các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD (71,2 ngày).
Một điểm sáng nữa khiến chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam thăng hạng, đó là yếu tố về độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch giá điện của Việt Nam (đạt 7/8 điểm, tăng 1 điểm so với năm trước). Mức điểm này ngang bằng với các quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Singapore, Thụy Sĩ, Đan Mạch và tốt hơn một số quốc gia lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil,…
Cũng theo WB, tiếp cận điện năng là chỉ số có sự cải thiện tốt nhất trong 10 chỉ số của nền kinh tế, góp phần duy trì đánh giá tích cực về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
'Lội ngược dòng' 129 bậc trong 5 năm
Chỉ số tiếp cận điện năng bắt đầu được tổ chức Doing Busines - Ngân hàng Thế giới đánh giá từ năm 2013. Qua 5 năm, chỉ số này của Việt Nam đã từ vị trí gần cuối bảng (xếp thứ 156/189 quốc gia - năm 2013) bứt phá ấn tượng lên vị trí 27/190 quốc gia, nền kinh tế.
Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thực hiện quyết liệt và đồng bộ hàng loạt giải pháp về dịch vụ khách hàng, mà trọng tâm là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số.
Các đơn vị của EVN đã ứng dụng công nghệ hotline để nâng cao độ tin cậy cung ứng điện. Trong ảnh: Thợ điện của Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) triển khai thi công live-line, tháng 10/2018 - Ảnh: Chi Lan
Cụ thể, EVN đã phục vụ trực tuyến đối với 100% các dịch vụ điện năng, tương đương với dịch vụ công cấp độ 3. Các thông tin về quy định, thủ tục dịch vụ điện đều được EVN và các đơn vị trực thuộc đăng tải công khai trên các website về dịch vụ khách hàng.
Bên cạnh đó, 5 Trung tâm Chăm sóc khách hàng đều phục vụ 24/7, qua nhiều kênh giao tiếp như: Tổng đài, website, email, zalo, facebook,…
EVN cũng khai thác triệt để công nghệ sửa chữa điện hotline, áp dụng các công nghệ điều khiển hệ thống điện tự động như SCADA/miniSCADA, trung tâm điều khiển từ xa, DAS (tự động hóa lưới phân phối),… để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm thời gian mất điện của khách hàng.
Trong năm 2018, EVN chủ động báo cáo, làm việc với UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để đưa các dịch vụ điện vào giải quyết tại Trung tâm Hành chính công (đến nay đã thực hiện tại 15 tỉnh/thành phố), hoặc kết nối liên thông với các website cung cấp dịch vụ công trực tuyến của 42 tỉnh/thành phố.
Những giải pháp trọng tâm, trọng điểm của EVN giúp các dịch vụ điện đến gần thêm với doanh nghiệp và người dân, đồng thời nâng cao mức độ minh bạch trong quá trình cung cấp dịch vụ điện.
Hiện nay, EVN vẫn đang tiếp tục tập trung vào giải pháp rút ngắn thời gian, giảm thủ tục tiếp cận điện theo hướng “1 cửa liên thông”, đơn giản hóa hồ sơ, thực hiện song song các công việc của Điện lực và của cơ quan Quản lý nhà nước, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận điện năng hơn nữa.
Chỉ số Tiếp cận điện năng của các nước tham gia Hiệp định CPTPP
STT |