Quyết tâm vực dậy tình đoàn kết Microsoft từ “bãi chiến trường”
Năm 2017, trong cuốn sách “Hit refresh” của mình, Satya Nadella - CEO thứ 3 của tập đoàn công nghệ Microsoft, đã miêu tả văn hóa của Microsoft tại thời điểm ông tiếp quản vị trí CEO: “Sự sáng tạo bị thay thế bởi quan liêu. Làm việc nhóm bị che lấp bởi chính trị nội bộ. Chúng ta đã bị tụt lại phía sau”.
Satya Nadella – CEO đương nhiệm của Microsoft cùng các CEO tiền nhiệm: Steve Ballmer và Bill Gates. Nguồn: Internet.
Thậm chí, năm 2011, một nhân viên của Microsoft đã sáng tạo bức tranh biếm họa về sự xung đột nội bộ giữa các phòng ban, minh chứng cho sự thất bại văn hóa này như sau:
Văn hóa tại Microsoft trước khi Satya Nadella trở thành CEO. Nguồn: Internet.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Nadella đặt mục tiêu thiết lập lại văn hóa công ty thành ưu tiên hàng đầu. Ươm mầm ý tưởng từ cuốn sách mang tên “Tâm lý học thành công” (tên tiếng Anh: “Mindset: The New Psychology of Success”) của Giáo sư Tâm lý học Carol S. Dweck tại Đại học Stanford (Mỹ), ông định hướng tái thiết lập văn hóa với triết lý “tư duy phát triển”. Theo đó, mọi người hình thành niềm tin rằng ai cũng có thể phát triển bản thân bằng cách thúc đẩy tiềm năng của họ, loại bỏ định kiến, và quan trọng hơn hết, bất kì ai cũng có thể thay đổi tư duy. Mục tiêu là chuyển đổi từ lối suy nghĩ “biết tất cả” thành “học tất cả”.
Cụ thể, nhân viên tại Microsoft được định hình lại cách suy nghĩ như sau:
Văn hóa mới tại Microsoft. Nguồn: Microsoft.
Khi bí quyết hoá giải khúc mắc đến từ bên dưới
Ý tưởng đổi mới văn hóa của Nadella không chỉ dừng lại trên giấy. Thay vào đó, ông thực thi bằng loạt các hoạt động nội bộ nhằm khai phá tiềm năng của nhân viên:
Nguồn: hbr.org
Các đội chiến thắng được tài trợ để thực thi các dự án của họ. Ví dụ: công cụ học tập mang tên OneNote (giúp người dùng cải thiện kỹ năng đọc và viết) được xây dựng sau cuộc thi này, hiện nhóm tác giả đang giám sát việc mở rộng thị trường của sản phẩm.
Satya Nadella đã làm nên điều kỳ diệu: thay đổi văn hóa cả một tập đoàn công nghệ tầm cỡ thế giới. Bằng cách tạo cho nhân viên cơ hội phát triển bản thân, Microsoft không những tạo được môi trường làm việc lý tưởng mà còn mang đến những ý tưởng kinh doanh đột phá.
Phải chăng thành công lớn bắt nguồn từ những thay đổi nhỏ đến từ bên trong?
Thực hiện: Duyên Anh
Nguồn tham khảo: