Lời chào cao hơn mâm cỗ
Trong tư tưởng Nho giáo, chữ “Lễ” đứng vị trí quan trọng thứ hai trong ngũ thường Nhân - Lễ -Nghĩa – Trí - Tín. Chữ “Lễ” ở đây bao hàm cả việc chào hỏi, ứng xử lễ phép, tôn trọng, đúng thứ bậc. Người Việt Nam cũng có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” thể hiện sự quan trọng của việc chào hỏi trong văn hóa Việt. Khác với hệ thống ngôn ngữ phương Tây, ngôn ngữ Tiếng Việt có sự phân chia tương đối phức tạp về đại từ nhân xưng (như ông, bà, chú, bác, cô, dì, anh, chị, v.v) và cũng sử dụng nhiều kính ngữ (như vâng, dạ, ạ, v.v). Vì vậy, từ nhỏ chúng ta đã được ông bà, bố mẹ, sau đó là thầy cô dạy cách chào hỏi sao cho phù hợp, đúng hoàn cảnh.
Nguồn: Internet
Tuy nhiên, khi lớn lên, với rất nhiều những lo toan trong công việc và cuộc sống, chúng ta dần xem nhẹ việc chào hỏi, đặc biệt là trong môi trường công sở. Có thể dễ dàng bắt gặp những người, khi vừa tới công ty đã vội vã vùi đầu vào công việc. Hay có một số người vừa ăn vội bữa sáng, vừa tranh thủ buôn chuyện với đồng nghiệp, nhưng khi thấy sếp hay phòng ban khác đi qua thì lại lảng tránh việc chào hỏi. Trong tâm lý dân công sở, có đôi lúc chúng ta lo sợ rằng việc chào hỏi thân thiết với cấp trên có thể mang đến cho ta nhiều thị phi và những rắc rối không đáng có. Thậm chí nếu nhân viên chủ động chào hỏi sếp đôi lần nhưng sếp “làm ngơ”, cũng tạo nên tâm lý e dè, ngại tiếp xúc và tệ hơn là hai bên cùng “làm ngơ” trong những lần gặp sau. Hoặc cũng có trường hợp đồng nghiệp vì không quen biết và ngại không biết nói gì tiếp theo nên chọn cách lảng tránh những lời chào.
Thực tế, việc chào hỏi không phức tạp như chúng ta nghĩ. Lời chào đôi khi chỉ đơn giản là một câu “Chào buổi sáng” trong thang máy, một câu hỏi thăm “Anh/chị đã ăn sáng chưa?”, hay một lời mời “Anh uống café không, em làm thêm cho anh một ly nhé?” cùng với một nụ cười thật tươi. Chỉ đơn giản như vậy nhưng lời chào lại mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời mà dân công sở có thể đã bỏ lỡ:
Nếu công ty xây dựng được văn hóa chào hỏi, điều này còn giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng và đối tác.
Chào hỏi thế nào cho đúng mực?
Nhận thức được tầm quan trọng của lời chào, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm và đưa văn hóa chào hỏi vào đào tạo cho lãnh đạo và các nhân viên tiềm năng của họ, bên cạnh các quy tắc ứng xử trong kinh doanh (business etiquettes) khác như phong cách ăn mặc, giao tiếp, viết email…
Đối với mỗi nền văn hóa, sẽ có những đặc trưng riêng trong việc chào hỏi mà chúng ta cần tìm hiểu khi làm việc chung. Tuy nhiên, để việc chào hỏi được đúng mực và mang lại hiệu quả trong giao tiếp, cần chú ý các điểm sau:
Nguồn: Internet
Trong những ngày Tết Nguyên Đán vừa qua, đi tới đâu chúng ta cũng nhận được những lời chào hỏi cùng với lời chúc tốt đẹp cho năm mới. Thói quen này đã trở thành một tập quán đẹp trong văn hoá của người Việt Nam.Vậy tại sao chúng ta không duy trì những lời chào hỏi, những lời hay ý đẹp ấy xuyên suốt trong năm?
Nhân dịp năm mới, hãy thử mở lòng mình, không chỉ dừng lại ở việc chào hỏi những người đồng nghiệp mà chúng ta đã biết, mà hãy chào hỏi và chúc một ngày mới tốt lành với cả những cô chú lao công, những người đồng nghiệp mà chúng ta ít tiếp xúc hay những vị cấp trên mà chúng ta trước giờ ngại chạm mặt. Chỉ bằng việc thay đổi những thói quen nhỏ như chào hỏi trong công ty, mỗi người chúng ta đã có thể cùng nhau tạo nên sức lan tỏa to lớn, góp phần xây dựng một môi trường làm việc thật hạnh phúc và bình đẳng.
Thực hiện: Duyên Anh
Tham khảo: